Chương trình tập huấn được diễn ra dưới sự dẫn dắt của PGS.TS Đinh Thành Việt – Trưởng ban Ban đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHĐN cùng với sự tham gia của hơn 100 cán bộ, giảng viên và nhân viên Nhà trường.
Công tác ĐBCL hiện nay đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Mọi hoạt động giáo dục trong Nhà trường (ĐH) được thực hiện đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tự đánh giá chương trình đào tạo là một khâu quan trọng trong việc ĐBCL CTĐT của cơ sở giáo dục, giúp cơ sở giáo dục, đơn vị thực hiện CTĐT tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của CTĐT, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo, thể hiện tính dân chủ, tính tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu xã hội, phục vụ cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tự đánh giá CTĐT là điều kiện cần thiết để cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT với một tổ chức kiểm định chất lượng.
PGS.TS Đinh Thành Việt hướng dẫn các học viên trao đổi, thảo luận về công tác tự đánh giá chương trình đào tạo; phân tích nội hàm các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo.
Khóa tập huấn công tác viết báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông Tư 04/2016 là dịp để cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, góp phần tăng cường năng lực thực hiện công tác tự đánh giá, đảm bảo chất lượng đào tạo trong nhà trường.
Hình ảnh trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm của cán bộ, giảng viên Nhà trường.
Kết thúc đợt tập huấn, PGS.TS Đinh Thành Việt đánh giá cao tinh thần làm việc của cán bộ, giảng viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Sự thành công của đợt tập huấn là yếu tố kết tinh của tinh thần làm việc có trách nhiệm, chuyên nghiệp. “Qua chương trình tập huấn, tôi tin rằng cán bộ và giảng viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng sẽ hiểu rõ hơn nữa về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác Tự đánh giá và có cái nhìn toàn diện về những mặt mạnh, mặt còn thiếu sót để hoàn thiện, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng CTĐT. Từ đó, góp phần duy trì được thế mạnh, năng lực cạnh tranh của Nhà trường như nhiều năm qua.”
Tác giả bài viết: Vũ Hoàng
Nguồn tin: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
1. Chức năng Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác công nghệ thông tin và truyền thông. 2. Nhiệm vụ 2.1. Công tác công nghệ thông tin - Chủ trì xây dựng các quy định về quản lý công nghệ thông tin; - Lập kế hoạch xây dựng, phát triển và vận hành hạ tầng công nghệ thông...